Cuộc thi ViOlympic năm học 2016 - 2017 được Bộ GD&ĐT và FPT chính thức phát động ngày 23/9/2016. Tính đến nay, theo số liệu hiển thị trên website chính thức của cuộc thi, số lượng thành viên đăng ký của ViOlympic năm học 2016 - 2017 đã là 25.742.243 thành viên. Trong năm học trước, tổng số lượng thành viên đăng ký tham gia ViOlympic là 20.089.830 thành viên.
Thời điểm hiện tại, cả 3 nội dung thi Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lý của cuộc thi ViOlympic năm học 2016 - 2017 đều đã kết thúc vòng thi cấp tỉnh, thành phố (vòng 17, 18 với ViOlympic Toán tiếng Việt và vòng 9 đối với 2 nội dung thi ViOlympic Toán tiếng Anh và ViOlympic Vật lý).
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, kỳ thi cấp quốc gia của cuộc thi ViOlympic năm học 2016 – 2017 ở 3 nội dung Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lý sẽ diễn ra trong cùng ngày 14/4/2017.
Trong thông báo vừa được đăng tải chiều nay, ngày 22/3/3017 trên website chính thức của cuộc thi tại địa chỉ www.violympic.vn, Ban tổ chức cuộc thi ViOlympic năm học 2016 - 2017 đã lưu ý các đơn vị về thời gian tổ chức vòng thi cuối cùng - vòng 19 với môn Toán tiếng Việt và vòng 10 đối với 2 nội dung Toán tiếng Anh và Vật lý.
Cụ thể, ở nội dung ViOlympic Toán tiếng Việt, kỳ thi quốc gia chỉ dành cho học sinh các khối 5, 9 và 12. Học sinh khối 9 sẽ thi ca 1 từ 8h - 9h ngày 14/4 và ca 2 kéo dài từ 10h - 11h cùng ngày 14/4 là ca thi của học sinh 2 khối 5 và 12. Ca thi số 3 từ 13h30 – 14h30 và ca thi số 4 từ 15h30 – 16h30 ngày 14/4/2017 lần lượt là thời gian diễn ra kỳ thi cấp quốc gia cuộc thi ViOlympic năm học 2016 - 2017 của môn Toán Tiếng Anh (dành cho học sinh các khối 4, 8 và 11) và Vật lý (dành cho học sinh khối 9 và khối 12).
![]() |
Bên cạnh việc nhắc lại kế hoạch tổ chức các ca thi của từng nội dung ViOlympic Toán tiếng Việt, ViOlympic Vật lý, ViOlympic Toán tiếng Anh trong kỳ thi cấp quốc gia năm học 2016 - 2017, Ban tổ chức cuộc thi còn lưu ý: khi tổ chức thi, các tỉnh/thành phố phải đảm bảo việc lập danh sách thi, hội đồng thi, tổ chức thi, nhận mã thi như hướng dẫn. “Học sinh muốn thi được vòng 19, cần phải thi qua vòng thi số 18. Vòng thi số 18 được mở tự do bắt đầu từ 18h ngày 20/3/2017”, thông báo của Ban tổ chức nêu rõ.
" alt=""/>Ban tổ chức ViOlympic 2016Chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT - Vietnam IT Industry Index (nói cách khác là chỉ số công nghiệp CNTT) Việt Nam vừa được công bố ngày 22/3/2017.
Năm 2016 là năm đầu tiên Vụ CNTT phối hợp với Hội Tin học Việt Nam xây dựng và công bố Chỉ số Vietnam IT Industry Index của 63 địa phương trên cả nước, trên cơ sở tách từ Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam - Vietnam ICT Index 2016.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, trước năm 2016, trong khuôn khổ báo cáo Vietnam ICT Index, sản xuất kinh doanh CNTT chỉ gồm 3 chỉ tiêu là doanh thu CNTT, doanh nghiệp CNTT và lao động CNTT. Trong năm đầu tiên triển khai thu thập các số liệu chi tiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài 3 chỉ tiêu nêu trên, nhóm nghiên cứu còn thu thập thêm các thông tin khác như: thuế, nộp ngân sách nhà nước, khu CNTT, hạ tầng kỹ thuật doanh nghiệp CNTT…
Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT nhấn mạnh, việc đánh giá chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT của các tỉnh, thành phố hết sức có ý nghĩa khi công nghiệp CNTT là một ngành đóng vai trò ngày càng quan trọng của nền kinh tế cả về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động tại Việt Nam.
“Việc xây dựng và công bố chỉ số này vừa giúp đánh giá bức tranh chung về hiện trạng phát triển công nghiệp CNTT tại Việt Nam, vừa giúp các địa phương xác định năng lực phát triển công nghiệp CNTT, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phát triển công nghiệp CNTT phù hợp hơn trong những năm tới, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển công nghiệp đến năm 2020”, ông Khả nhận định.
Căn cứ trên kết quả đánh giá 3 chỉ số thành phần gồm Chỉ số dịch vụ CNTT, chỉ số sản xuất CNTT và chỉ số kinh doanh CNTT trong bảng xếp hạng chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT, nhóm nghiên cứu đã xếp hạng 63 địa phương trong cả nước về sản xuất kinh doanh CNTT.
Theo đó, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT. Vị trí thứ 2 và 3 lần lượt thuộc về TP.HCM và Bắc Ninh, trong đó chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT của Bắc Ninh chỉ kém TP.HCM chưa đến 0,01 điểm. Các địa phương cũng có tên trong Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về sản xuất kinh doanh CNTT còn có: Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.
Cũng theo đại diện nhóm nghiên cứu, hoạt động sản xuất kinh doanh CNTT của Việt Nam gồm 3 loại hình là sản xuất sản phẩm CNTT, cung cấp dịch vụ CNTT và kinh doanh phân phối sản phẩm, dịch vụ CNTT diễn ra tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Với từng lĩnh vực như sản xuất sản phẩm CNTT và cung cấp dịch vụ CNTT có sự phân tán đều theo chiều dài lãnh thổ, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng hoặc khu vực các vùng kinh tế trọng điểm và ít tập trung vào khu vực miền núi. Trong khi các hoạt động buôn bán, phân phối sản phẩm, dịch vụ CNTT có ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.
Cả nước có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT với số nhân lực trên 700.000 người. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ CNTT năm 2015 đạt 1.354.377 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 84,4%, nộp ngân sách nhà nước đạt gần 17.000 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm và dịch vụ CNTT năm 2015 cũng đạt 71.525 tỷ đồng.
" alt=""/>Lần đầu tiên công bố chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT của 63 tỉnh, thành phốMột năm sau cuộc tìm kiếm Nemo, cô cá xanh đãng trí Dory về sống cùng bố con cá hề Marlin và Nemo ở rìa san hô. Vẫn lạc quan và hay quên như ngày nào nhưng nhiều lần, Dory mơ thấy gia đình khi còn nhỏ. Mỗi lần ký ức vụt sáng, Dory lại thêm kiên quyết với việc đi tìm cha mẹ ở phía bên kia đại dương. Marlin và Nemo tiếp tục là những người bạn đồng hành đáng tin cậy nhờ sự am hiểu đại dương và đồng cảm với chứng mất trí nhớ ngắn hạn của Dory. Bộ ba lên đường tới Viện Hải dương học – nơi được cho là nhà của Dory lúc nhỏ.
Poster phim “Đi tìm Dory”.
Chuyến đi gặp khó khăn ngay từ đầu, chủ yếu do Dory chốc chốc lại quên mất mình đang đi đâu, làm gì. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các sinh vật dưới đại dương, họ tới được bờ bên kia. Tuy nhiên, một biến cố xảy đến khiến Dory bị tách khỏi hai người bạn đồng hành, lọt vào Viện Hải dương học một mình và bắt đầu phải tự xoay sở. Tại đây, cô gặp những người bạn mới mà ai cũng có một khiếm khuyết nào đó: bạch tuộc Hank giỏi ngụy trang nhưng bị mất một chiếc xúc tu, cá voi Destiny cận thị, cá heo mũi hếch Bailey hỏng ra-đa sinh học. Dory thuyết phục họ giúp mình tìm đường về nhà.
Cách kể chuyện trong Finding Dory tương tự Finding Nemo nhưng do phản chiếu qua góc nhìn của một nhân vật mất trí nhớ ngắn hạn nên cách chinh phục hành trình có phần sáng tạo hơn. Khán giả sẽ thích thú khi thấy cô cá thường xuyên lạc đường tìm được lối ra trong hệ thống ống ngầm nối giữa các phân khu của Viện hải dương học, hay các sinh vật biển hợp tác giải cứu Marlin và Nemo trên một… chiếc xe tải đang chạy xuyên thành phố.
Nhân vật chính chỉ có thể tỏa sáng khi đặt trong tình huống cùng nhiều nhân vật khác nên những người bạn Dory gặp trên đường cũng ghi điểm mạnh mẽ trong mắt khán giả. Gây ấn tượng đặc biệt là bạch tuộc Hank – một sinh vật “già đời”, ranh ma – được cảm hóa bởi sự lạc quan và chân thành của Dory nên giúp đỡ cô tới tận cuối hành trình.
Các nhà làm phim chia sẻ họ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kịch bản vì không ai muốn Dory trở thành nhân vật ngu ngốc và bị cười nhạo. Ngược lại, những gì Dory trải qua phải là sự đấu tranh với chính bản thân nhằm vượt lên khuyết điểm cố hữu.
Tinh thần vui vẻ, lạc quan vốn là “vũ khí bí mật” của Dory, cộng thêm phương châm sống với đúng giây phút hiện tại (vì phút sau có thể quên hết), Dory ghi dấu với bạn bè bởi cách giải quyết vấn đề đặc trưng: tận dụng mọi thứ trước mắt. Nếu khán giả nhớ tới Dory trong Finding Nemo với khẩu hiệu “cứ bơi đi”, thì trong bộ phim riêng về cô nàng, bài học đáng giá nằm ở “cách của Dory” và tinh thần không bỏ cuộc vì “luôn luôn có một con đường khác”.
Tuy là cuộc hành trình tìm về gia đình, bộ phim được đặt tên là Đi Tìm Dory. Nhờ chuyến phiêu lưu sang bờ bên kia đại dương, Dory tìm được giá trị của bản thân mình. Trước đây, cô nàng thường xuyên mở đầu cuộc hội thoại với câu “Tôi xin lỗi” vì cho rằng mọi chuyện đều do mình nhớ nhớ quên quên mà ra. Nhưng sau chuyến đi này, Dory nhận thấy mình không hề tệ đến thế và có những việc chỉ Dory vô tư và hay quên mới làm được.
Bên cạnh đó, những ký ức tươi đẹp về bố mẹ Dory còn cho thấy một tinh thần gia đình rất đáng học hỏi: không khiển trách con cái, biết chấp nhận những sai sót cố hữu để khích lệ con tiến lên phía trước. Những bài học đầy nhẫn nại và tình yêu thương vô bờ mà cá bố, cá mẹ dành cho Dory là ngọn đèn soi đường cho cô nàng tìm về bên gia đình. Phải là Dory tìm về gia đình chứ không phải gia đình đi tìm Dory. Nhiều chi tiết nhỏ tinh tế có thể khiến khán giả phải thổn thức, như chi tiết bố mẹ Dory vác về một nắm vỏ sò, kiên trì rải quanh căn nhà ở vùng nước đục làm dấu cho con, hay như khi Nemo bất chợt hỏi bố: “Có phải chúng ta sẽ xa Dory mãi mãi không?”.
Đồ họa và kỹ xảo của bộ phim tiếp tục là điểm cộng lớn. Tuy bối cảnh đại dương đã quen thuộc với khán giả từ phần phim trước, khi trở lại trong Finding Dory, các nhà làm phim ứng dụng các cách làm mới để thế giới ấy sống động và rực rỡ hơn. Riêng nhân vật bạch tuộc Hank, Pixar thừa nhận đó là “nhân vật khó nhất từng được tạo ra” bởi sự kết hợp giữa hoạt hình, vẽ tay và công nghệ hình ảnh máy tính. Một phân đoạn Hank giải cứu Dory trong Viện hải dương học mất tới sáu tháng mới hoàn thành.
Tiếp tục sử dụng những bản nhạc Jazz mang âm hưởng cổ điển làm nền, Finding Dory gợi nhớ một không khí hoài niệm nhưng không buồn bã. Mở màn là ca khúc Beyond The Sea của Robbie Williams – từng là giai điệu chính của Finding Nemo năm 2003 – đồng thời gợi mở còn điều gì đó đang chờ bên ngoài cuộc sống đại dương yên ả. Phân đoạn tháo mở nút thắt diễn ra trên nền nhạc What a Wonderful World của Louis Amstrong, rồi bộ phim khép lại trong những lời ca dịu ngọt của Unforgettable do Nat King Cole thể hiện. Một số nhịp điệu nhạc điện tử hiện đại cũng được khéo léo lồng ghép trong mỗi trường đoạn phiêu lưu.
Một hành trình đáng nhớ mà Dory chắc sẽ lại quên nhưng khán giả – những ai từng yêu quý Finding Nemo hoặc lần đầu biết tới Dory – thì còn nhớ mãi. Bộ phim là chuyến phiêu lưu trọn vẹn về cảm xúc, có vui, có hồi hộp, có xúc động, đồng thời là những bài học cuộc sống giản dị sẽ còn được nhắc lại sau này.
Finding Dory khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 17/6.
Kaito
" alt=""/>‘Finding Dory’ – sự trở lại của Pixar với tác phẩm mới